Chuyên đề 2: Gieo mầm giá trị – Hạnh phúc từ bên trong

Bài viết này dài (1200 từ, 5 phút đọc), nhưng nó có thể thay đổi cuộc đời của con bạn và thậm chí định hình lại thế giới quan của chính bạn về ý nghĩa và hạnh phúc trong cuộc sống. Đây là bài viết về sự hình thành và phát triển của 1 trong 5 yếu tố của giáo dục sớm 5K. Đó là K1 – Hệ giá trị bên trong mỗi con người.

Điều gì định hình lên một con người? Điều gì thúc đẩy con người ta hành động? Đâu là đích đến cho cuộc đời mỗi người? Khi nào con người ta cảm thấy hạnh phúc? 

Nếu bạn đã có câu trả lời cho những câu hỏi này thì tôi tin rằng bạn biết điều gì là tốt nhất cho con cái của bạn. Thế nhưng câu trả lời tôi thường nghe nhất lại là như giàu có, quyền lực, thành công (một cách rất chung chung). Điều đó không sai nó là chưa đủ và vô tình nó lại tạo một cái bẫy tạo áp lực, khiến con người ta làm những điều sai trái chỉ để đạt được giàu có và quyền lực trong chớp nhoáng. Những đứa trẻ hiện đại xứng đáng được nhiều hơn thế và nếu bạn biết gieo mầm giá trị đúng cách, trẻ sẽ chủ động tìm kiếm những giá trị tích cực mà không cần thúc ép và cảm thấy hạnh phúc với điều đó.

Hệ giá trị là gì?

Đầu tiên, giá trị là gì? Giá trị là một khái niệm trừu tượng, là ý nghĩa của sự vật trên phương diện phù hợp với nhu cầu của con người. Khi nhu cầu xuất hiện thì con người ta sẽ có động lực để hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Nhu cầu sẽ được cụ thể hóa thành các mục tiêu “có thể đạt được”. Có động lực, có mục tiêu, con người sẽ hành động đến khi hoàn thành mục tiêu. Sau khi nhu cầu được thỏa mãn, chúng ta sẽ tự đòi hỏi nâng tầm giá trị lên một mức cao hơn vì mức độ cũ đã không còn là động lực nữa. Đó là lý do tại sao hạnh phúc lại là hành trình chứ không phải điểm đến.

\"vong-lap-gia-tri\"

Xây dựng hệ giá trị cho trẻ là cách chúng ta giúp trẻ hiểu được điều được những giá trị nào là quan trọng nhất trong cuộc sống, giúp trẻ cân bằng giữa các giá trị và tìm kiếm sự tích cực, bền vững trong việc tạo dựng những giá trị đó.

Về cơ bản con người sẽ có giá trị tương đối giống nhau. Nhà nghiên cứu Schwartz đã cụ thể hóa các giá trị này thành hệ giá trị của người trưởng thành, bao gồm các giá trị phổ quát nhất của con người. 

Mỗi cá nhân sẽ có thể có thêm các giá trị khác biệt với mọi người tùy thuộc vào môi trường và trải nghiệm sống theo thời gian. 

\"he-gia-tri-schawartz\"

Hạnh phúc – Hệ giá trị tích cực, cân bằng và bền vững

Hạnh phúc chính là đạt được các giá trị tích cực, cân bằng và bền vững. Thiếu 1 trong các yếu tố này đều không tốt.

  • Tích cực: cách nhìn nhận tích cực và tiêu cực có thể dẫn đến cách tiếp cận mục giá trị hoàn toàn khác nhau. Cùng là tham vọng nhưng tích cực thì nó thôi thúc con người ta làm việc lớn, tự tin vào bản thân, còn ở góc độ tiêu cực thì nó sẽ khiến bạn thủ đoạn, bạo ngược để đạt được mục tiêu.
  • Cân bằng: cân bằng là cần thiết trong cuộc sống. Hệ giá trị Schwartz được xây dựng dựa trên nhiều góc độ của con người nên nó rất toàn diện, từ các giá trị cá nhân đến các giá trị cộng đồng. Sự cân bằng giữa các giá trị giúp phát huy tiềm năng bản thân trong mối quan hệ cùng cộng đồng phát triển. 
  • Bền vững: giá trị cần bền vững thì con người mới hạnh phúc được. Nếu không bền vững thì con người ta sẽ luôn lo trong sự lo sợ mất mát. Mà muốn bền vững thì giá trị phải tích cực, phải có tâm và có tầm.

Khi các giá trị tích cực được thỏa mãn và cân bằng, bền vững thì con người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, hơn thế, đó không chỉ là hạnh phúc của cá nhân mà là hạnh phúc của cả xã hội.

Mức độ nhận thức giá trị

Để gieo mầm những giá trị tích cực cho bọn trẻ thì trẻ cần phải nhận thức được các giá trị một cách sâu sắc.

Trong mỗi người luôn có sự xung đột giữa tiềm thức và ý thức. Tiềm thức luôn ưa sự dễ dàng và thoải mái còn ý thức thì lại hướng đến các giá trị đòi hỏi sự nỗ lực, thế nên để trẻ nhận thức được giá trị ở mức độ ý thức thì đơn giản, nhưng muốn đưa nó ăn sâu vào tiềm thức thì đòi hỏi nhiều nỗ lực và các trải nghiệm thực tế. Một khi tiềm thức và ý thức đồng lòng, trẻ sẽ tự thúc đẩy bản thân tìm kiếm giá trị mà không hề có sự kháng cự hay áp lực nào nào. Trẻ sẽ thực sự cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống vì trẻ biết trẻ muốn gì và sẵn sàng cố gắng để đạt được nó.

Bạn có thể đánh giá mức độ thấu hiểu giá trị của trẻ thông qua tương quan giữa lời nói và hành vi. Có 4 mức độ nhận thức:

  • Chưa nhận thức được: cách trẻ hiểu về giá trị còn mơ hồ, sai lệch (thông qua lời nói)
  • Nhận thức cơ bản: trẻ nhận thức được giá trị (diễn tả ý hiểu được) nhưng chưa tự ý thức hành vi, cần sự nhắc nhở hoặc áp đặt từ cha mẹ
  • Đấu tranh nội tâm: Trẻ chủ động thực hiện hành vi nhưng chưa đều đặn, liên tục
  • Hoàn toàn làm chủ: trẻ cảm thấy vui vẻ khi thực hiện hành vi
\"bo-sach-gieo-mam-gia-tri\"

Bộ sách gieo mầm tính cách

Các cuốn sách luôn là một cách thức truyền tải giá trị một cách thú vị mà vẫn hiệu quả. Với những hình ảnh gần gũi, thú vị nhưng vẫn đủ chân thật để trẻ hiểu và bồi dưỡng tính cách.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart