Chuyên đề 0: Giới hạn từ khi bắt đầu – Đừng bỏ lỡ giáo dục sớm vì bất cứ điều gì

Nếu 10 hay 20 năm trước các bậc cha mẹ còn chưa biết tới giáo dục sớm thì còn có thể hiểu được. Nhưng tới thời điểm hiện tại, khi mà internet phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao mà bạn vẫn thờ ơ với giáo dục sớm thì đó là một sự thất bại.

Tại sao tôi lại nhấn mạnh chữ thất bại ở đây, bởi giáo dục sớm có thể tạo ra một sự khác biệt cực kỳ lớn với cuộc đời của một đứa trẻ. Có thể bạn không tin nhưng chỉ một yếu tố cực nhỏ như ngày sinh của một đứa trẻ cũng quyết định đến sự thành công của một đứa trẻ.

Trong cuốn “Những kẻ xuất chúng” của malcolm gladwell có đề cập đến một khái niệm đó là “lợi thế tích lũy”. Trong ví dụ của mình ông đưa ra một thống kê về ngày sinh của các cầu thủ khúc côn cầu chuyên nghiệp tại Canada và hầu hết họ đều sinh ra vào nửa đầu của năm dương lịch. Điều gì đã xảy ra?

Ở Canada, trong liên đoàn khúc côn cầu thiếu niên, độ tuổi gia nhập hợp lệ là ngày 1 tháng 1. Tất cả những trẻ sinh cùng một năm dương lịch sẽ tranh đấu với nhau. Có vẻ công bằng, phải không? Tất nhiên không. Nó khiến những đứa sinh tháng 1 chiến đấu với những đứa sinh tận tháng 12. Nói cách khác, những đứa trẻ sinh cuối năm sẽ phải cạnh tranh với lũ bạn lớn mình gần một tuổi.

Hệ thống này không chỉ bất công mà còn tạo ra hiện thực hóa lời tiên đoán (self-fulfilling prophecy): các huấn luyện viên sẽ khen ngợi những đứa trẻ 9 tuổi tốt nhất bởi vì chúng khỏe hơn, chơi tốt hơn, nhưng thực tế là chúng chỉ già dặn hơn – một năm thôi cũng đủ tạo ra sự khác biệt lớn lao khi nó chiếm tới 1/8 cuộc đời chúng.

Những đứa trẻ có lợi thế về tuổi này sẽ giành được nhiều sự động viên và cơ hội để cải thiện vào giai đoạn quan trọng nhất trong chu trình phát triển. Đó được gọi là lợi thế tích lũy, và đó là lý do tại sao các cầu thủ khúc côn cầu chuyên nghiệp tại Canada có ngày sinh thuộc nửa đầu năm hơn là nửa cuối.

Điều này có thể tóm gọn trong 1 công thức:

\"su-khac-biet-khi-ap-dung-giao-duc-som-dung-cach\"

Công thức này định lượng cho sự khác biệt có thể tạo ra nhờ sự cố gắng nỗ lực 1% mỗi ngày và hãy xem kết quả sau 1 năm. Kết quả đạt được lớn gấp 37.8 lần chỉ với sự cố gắng 1% mỗi ngày, quá xứng đáng cho chúng ta nỗ lực đúng không ạ.

Một ví dụ khác đó cũng tương tự về sự khác biệt có thể tạo ra từ việc làm tốt những bước cơ bản, đó là cách bạn đánh máy. Nếu bạn đã từng tập học gõ chữ trên bàn phím máy tính thì bạn sẽ thấy rằng khi bắt đầu, gõ 2 ngón sẽ luôn nhanh hơn là gõ 10 ngón. Thế nhưng sau vài ngày luyện tập, bạn sẽ dần nhận ra rằng nếu chỉ với 2 ngón tay bạn sẽ gõ trung bình khoảng 27 từ 1 phút trong khi đó với 10 ngón bạn có thể gõ đến trung bình từ 40-60 từ 1 phút và thời gian gõ càng dài thì gõ 10 ngón càng cho thấy lợi thế của mình. Dù cho bạn có luyện tập đến thế nào đi chăng nữa thì giới hạn đó cũng đã được định đoạt ngay từ khi bắt đầu. Các kỷ lục về đánh máy đều ghi nhận ở người gõ 10 ngón chứ không hề có kỷ lục nào về gõ 2 ngón.

Tương tự với việc học tiếng anh, nhiều khi bạn tự hỏi sao mình không thể nói hay như người khác, hãy chú ý lại việc bạn đã bắt đầu như thế nào, bạn đã phát âm chuẩn các âm cơ bản nhất chưa (nguyên âm, phụ âm). Nếu các âm cơ bản nhất bạn không thể phát âm chính xác thì khi gặp các từ khó hay các câu dài bạn sẽ không thể phát âm chính xác được. Việc không chú ý đến những điều cơ bản nhất chính là nguyên khiến bạn tự giới hạn chính bản thân mình.

\"vi-du-ve-gioi-han-khi-go-phim-bang-2-ngon-va-10-ngon\"

Việc này cho thấy việc bạn càng làm tốt ở các bước đầu tiên, cơ bản bao nhiêu thì giới hạn của bạn càng lớn. Giáo dục sớm cho trẻ cũng vậy, chỉ cần bạn làm tốt từng giai đoạn, kết quả cuối cùng sẽ tạo ra sự khác biệt.

Chúng ta sẽ tóm gọn nó trong 2 nguyên tắc:

  • Cố gắng làm tốt những điều đơn giản nhất
  • Tích lũy mỗi ngày để tạo ra sự khác biệt dài hạn

Giáo dục sớm có ý nghĩa như thế nào?

\"\"

Tương lai rộng mở

Giáo dục sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển sớm các kỹ năng cần thiết ở trẻ. Đầu tư cho giáo dục sớm 1 đồng trong hiện tại mang lại lợi ích 5 đồng trong tương lai. Giống như bước xuất phát của vận động viên điền kinh, những đứa trẻ được tiếp cận giáo dục sớm sẽ bứt tốc nhanh hơn và đạt được nhiều thành tựu khi trưởng thành. Giáo dục sớm được phổ cập tại các nước phát triển từ những năm 1950 và đang ngày càng được chú trọng ở Việt Nam.

Gia đình gắn kết

Giáo dục sớm đòi hỏi sự nỗ lực của cha mẹ trong thời kỳ đầu của trẻ, điều này tạo nên một liên kết tuyệt vời giữa cha mẹ và con cái. Trong gia đình áp dụng giáo dục sớm, đứa trẻ sẽ là trung tâm gắn kết, các thành viên đều có một mục tiêu chung. Những thành công của giáo dục sớm cũng sẽ là niềm vui, niềm hạnh phúc của cả gia đình. Trong một cái nhìn dài hạn, những đứa trẻ sống trong tình thương của gia đình sẽ có trách nhiệm với gia đình, chăm lo cho con cái và phụng dưỡng bố mẹ khi về già.

Kế thừa và phát triển

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Nếu những truyền thống tốt đẹp của gia đình được tiếp nối cộng với sự phát triển qua các thế hệ thì sẽ chẳng cần tới ba đời để vượt khó. Sự giàu có sung túc sẽ tiếp tục là nền tảng tốt cho các thế hệ tiếp theo. Nếu bạn chú trọng vào sự phát triển bền vững của gia đình thì giáo dục sớm là bắt buộc, tránh tình trạng cha mẹ mải làm giàu mà bỏ bê con cái sau đó con cái chơi bời, phá tán tiền bạc, bất hiếu với cha mẹ.

Lợi ích xã hội

Giáo dục sớm sẽ giúp chất lượng nguồn lực để phát triển xã hội dồi dào và mạnh mẽ. Những công dân toàn cầu với ý thức trách nhiệm cao sẽ đóng góp cho sự phát triển chung của nhân loại. Đây cũng là lý do các nước phát triển dành ngân sách lớn, chính sách thuận lợi cho sự phát triển của giáo dục sớm.

Các trở ngại giáo dục sớm tại VN 

\"Kho-khan-cua-giao-duc-som-o-Viet-Nam\"/

Chưa quan tâm đúng mức

Xã hội Việt Nam mới bước qua sự nghèo khó được khoảng 20 năm và sự phổ biến của internet chỉ khoảng 10 năm trở lại đây nên cũng khó đòi hỏi tất cả các bậc cha mẹ đều biết tới giáo dục sớm. Nhưng đến thời điểm hiện tại, khi mà các ông bố bà mẹ 9x, lứa tuổi được tiếp cận với công nghệ thông tin từ sớm mà vẫn thờ ơ vấn đề này thì đây là một sự thất bại.

Tại sao tôi lại nhấn mạnh chữ thất bại ở đây, bởi giáo dục sớm có thể tạo ra một sự khác biệt cực kỳ lớn với cuộc đời của một đứa trẻ. Trong khi đó bạn có được giáo dục hiện đại, cuộc sống vật chất tốt hơn hẳn cha ông ngày xưa, khả năng tiếp cận thông tin cực kỳ nhanh chóng và dễ dàng nên nếu bạn đã lập gia đình mà nói không biết tới giáo dục sớm thì đó thực sự là một sự vô tâm. Vô tâm với chính con cái của mình và tương lai của chúng.

Không có thời gian, tài chính

Hầu hết các gia đình ở khu vực nông thôn hoặc trình độ dân trí thấp sẽ đặt nặng vấn đề kinh tế hơn học thức, bố mẹ quá bận rộn kiếm tiền trang trải cuộc sống và bỏ qua việc quan tâm con cái. Thế nhưng chính việc đó làm cho các gia đình này mãi luẩn quẩn trong cái vòng lặp dân trí thấp và đói nghèo. Các bậc cha mẹ muốn áp dụng giáo dục sớm cho con mình nhưng lại nghĩ rằng phải đến các cơ sở tốn kém mới có hiệu quả. Sai hoàn toàn, trong giáo dục sớm thì 3 năm đầu đời vai trò của cha mẹ mới là quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ. Nếu bạn không có tài chính thì hãy đầu tư thời gian tìm hiểu và áp dụng giáo dục sớm cho bé. Tôi cho rằng sự khác biệt được tạo ra trong cuộc đời đứa trẻ đó đáng giá hơn số tiền bạn kiếm được trong 3 năm rất nhiều.

Không có kiến thức, phương pháp

Có rất nhiều các bậc bố mẹ quan tâm, sẵn sàng bỏ thời gian, công sức tiền bạc cho giáo dục sớm nhưng lại không có kiến thức về nuôi dạy trẻ, không có phương pháp rõ ràng. Mọi thứ đều mơ hồ, họ có thể mua được cuốn sách này, xem được video kia hay nghe một người bạn mách nước. Nhưng cuối cùng sự lộn xộn, thiếu thống nhất đó thực sự khiến bạn không thể đánh giá được hiệu quả.

Xã hội chưa đặt nặng việc giáo dục trẻ em

Những ngày gần đây báo đài liên tục đưa tin về các vụ trẻ em bị bạo hành mà tôi cảm thấy thực sự đau xót (dì ghẻ bạo hành con chồng, bé bị bố dượng đóng đinh vào đầu,…). Dù thế nào đi chăng nữa thì những đứa trẻ luôn ngây thơ và vô tội, chúng xứng đáng được hưởng các quyền lợi về sức khỏe, tinh thần, điều kiện phát triển.

Tôi khát khao một xã hội mà nơi đó đứa trẻ là trung tâm, mọi người đều quan tâm đến việc con mình và cả những đứa trẻ xung quanh được nuôi dạy như thế nào. Nơi mà mọi người đều cố gắng tìm hiểu và trang bị kiến thức về nuôi dạy trẻ, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, điều kiện cùng nhau. Đó là nơi nuôi dạy trẻ là một truyền thống đáng tự hào của mỗi bậc cha mẹ, của gia đình, dòng họ và toàn xã hội.

Phương pháp giáo dục sớm 5K

Thấu hiểu tầm quan trọng của giáo dục sớm cũng như những khó khăn mà các bậc cha mẹ thường gặp phải khi nuôi dạy con trẻ, Nhà Ngói đã phát triển dự án giáo dục sớm 5K nhằm phổ cập kiến thức giáo dục sớm đến các bậc cha mẹ một cách đơn giản và hiệu quả cao nhất.

Giáo dục sớm 5k sẽ gồm 2 phần: mô hình giáo dục sớm 5k và các chuyên đề cụ thể. Hãy đọc theo trình tự và tôi tin mô hình này sẽ giúp bạn định hình một cách cụ thể việc giáo dục sớm cho con cái ngay từ hôm nay. Xin cảm ơn!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart