Chuyên đề 1: Âm nhạc và cảm xúc – Ngã rẽ đầu tiên trong tính cách của trẻ

\”Cha mẹ sinh con, trời sinh tính\”, có thực sự như vậy không? Không thể phủ nhận là dù cùng bố mẹ cùng môi trường sống giống nhau nhưng anh em trong nhà lại có thể có nét tính cách hoàn toàn khác nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là tính cách của bé được quyết định ngẫu nhiên bởi một \”bề trên\” nào đó. Hôm nay Pism sẽ giải thích cho các bạn sự khác biệt đó đến từ đâu.

Sự đối lập trong cùng một nhóm tính cách

Đầu tiên chúng ta phải công nhận với nhau rằng yếu tố thể chất và sinh lý là do di truyền tạo ra. Sự đa dạng của di truyền tạo ra sự khác biệt về thể chất của những đứa trẻ và nó là một phần quan trọng trong việc định hình các nhóm tính cách. Đứa trẻ của bạn có thể nóng tính, có thể trầm tính, có thể năng nổ, điều đó do thể chất quyết định. Thế nhưng tính đối lập trong mỗi nhóm tính cách đó lại hoàn toàn khác nhau, ví dụ cùng là năng nổ nhưng có đứa thì năng động, tìm tòi khám phá có chủ đích, có đứa thì lại vượt quá mức kiểm soát thành dẫn đến tăng động; cùng là nóng tính nhưng có bé thì quyết đoán, mạnh mẽ nhưng có người thì hấp tấp, bốc đồng,…Do đó, nói là \”trời sinh tính\” chỉ đúng phần nào, nó không quyết định tính cách cuối cùng của đứa trẻ.

Cũng giống như trong triết học âm dương ngũ hành. Ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ đại diện cho 5 nền tảng thể chất khác nhau, nó quyết định cơ chế hoạt động khác nhau của mỗi cá nhân, từ đó hình thành các nhóm tính cách với các đặc trưng riêng biệt. Thế nhưng tính chất tốt xấu của ngũ hành đó thì lại do âm dương quyết định. Hỏa thì có âm hỏa, dương hỏa, thủy cũng có âm thủy dương thủy và tương tự với các hành khác. Dương hỏa thì mạnh mẽ, âm hỏa thì thâm trầm nhưng đều nóng như nhau.

Vậy điều gì tạo ra sự khác biệt đó, điều gì tạo ra sự đối lập trong cùng một nhóm tính cách? Câu trả lời có thể bạn không ngờ tới, nhưng đó chính là cảm xúc của người mẹ khi mang thai.

Cảm xúc của người mẹ tác động lên thai nhi như thế nào?

Bác sỹ nào cũng khuyên các bà mẹ phải giữ tâm trạng thoải mái, thư thái bởi điều đó thực sự ảnh hưởng tới tính cách của trẻ. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ không cảm thấy thoải mái, vui vẻ, tích cực thì chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi. Thống kê cho thấy những bà mẹ bị stress khi mang thai có thể dẫn đến các ảnh hưởng xấu như sau:

  • Thai nhi bị nhẹ cân: Những mẹ bầu gặp căng thẳng có xu hướng ăn quá nhiều, hoặc ăn quá ít, thậm chí bỏ bữa sẽ khiến cho thai nhi không được cung cấp cân bằng và đầy đủ dưỡng chất để phát triển. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho thai nhi dễ bị nhẹ cân và làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ trong tương lai. 
  • Trẻ chậm phát triển: Trong giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và hoàn thiện cấu trúc não bộ mà mẹ bầu lại quá căng thẳng, sẽ có thể làm tăng co bóp tử cung dẫn đến kích ứng vùng nước ối. Từ đó, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. 
  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Đồng hồ sinh học của mẹ bầu và thai nhi có mối quan hệ mật thiết. Nếu mẹ bị rối loạn giấc ngủ do căng thẳng lo âu thì đứa trẻ cũng không thể có những giấc ngủ ngon. Hơn nữa, giấc ngủ của mẹ cũng là một trong những yếu tố giúp trẻ hoàn thiện cấu trúc cơ thể một cách tốt nhất.
  • Trẻ bị rối loạn hành vi: Stress khi mang thai cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ hành vi của trẻ khi chào đời. Trẻ có nguy cơ cao bị tự kỷ, tăng động hay trầm cảm,… 
  • Trẻ có thể bị dị tật: Đây là những trường hợp không phổ biến tuy nhiên, trên thực tế đã có một số mẹ bầu vì quá căng thẳng trong thời kỳ mang thai dẫn đến sinh ra con bị dị tật. 

Đây chính là bước ngoặt trong tính cách của trẻ. Thể chất của bé là trầm tính thì dưới góc độ tích cực hình thành sự khiêm nhường, đĩnh đạc trong tính cách, còn dưới góc độ tiêu cực là lầm lì, bảo thủ.

Làm thế nào để giữ sự tích cực khi môi trường sống khó tạo ra điều đó?

Trong cuộc sống hiện đại có quá nhiều việc khiến người mẹ đang mang thai khó giữ được tâm trạng vui vẻ, tích cực thường xuyên. Nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ người bạn đời đến gia đình nội ngoại, môi trường làm việc, điều kiện kinh tế,…Chỉ cần một trong các yếu tố đó không thoải mái hoặc quá nhiều áp lực đều không tốt nếu người mẹ không giữ được cảm xúc ổn định.

Có một cách đơn giản và hiệu quả hơn để tạo ra cảm xúc tích cực cho cả mẹ và bé, quan trọng nhất là nó hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực và đồng thời tạo ra sự phát triển trí tuệ sớm ở trẻ. Đó chính là âm nhạc!

Âm nhạc bản thân nó có khả năng truyền tải và tác động lên cảm xúc của con người một. Rõ ràng nó không đơn thuần chỉ là cảm xúc thông qua giai điệu mà nó thực tế nó là những rung cảm cơ học có tác dụng lên con người và cả các thực thể khác. Những con vật hay cây cối cũng có thể cảm nhận những rung cảm âm nhạc đó và tạo ra năng suất và hiệu quả cao hơn. Với con người thì nó còn hơn thế bởi nó còn là những âm thanh phản ánh đời sống tinh thần từ thuở ban sơ.

Thai giáo bằng âm nhạc như thế nào?

  1. Thai nhi có thể bắt đầu nghe nhạc từ tuần thứ 16-20. Âm lượng nghe vừa đủ cho mẹ là phù hợp cho bé.
  2. Mỗi ngày chỉ nên cho thai nghe 2-3 lần, mỗi lần tối đa 30 phút, nên cho nghe vào các khung giờ cố định để hình thành khung thời gian cho trẻ, tốt cho trẻ theo EASY sau này. Tốt nhất là vào khung thời gian sáng sớm và trước khi đi ngủ, khi cơ thể thoải mái và thư giãn nhất.
  3. Chọn các loại nhạc đơn giản, nhạc có giai điệu tích cực, vui vẻ. Không chọn nhạc mạnh, nhạc quá phức tạp, nhạc buồn vì sẽ gây ra tác dụng ngược.
  4. Một số thể loại nhạc phổ biến: nhạc định hình tính cách (âm thanh thiên nhiên, nhạc hát ru, nhạc thư giãn, nhạc thiền), nhạc phát triển trí tuệ (nhạc cổ điển, nhạc không lời)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart