Các lý thuyết và phương pháp giáo dục sớm phổ biến

Giáo dục sớm 5K được nghiên cứu dựa trên các phương pháp giáo dục sớm phổ biến trên thế giới và cụ thể hóa thành các chuyên đề thực hành. Tìm hiểu cụ thể về các nghiên cứu giáo dục sớm sẽ giúp bạn linh hoạt và chủ động hơn trong việc áp dụng tại nhà.

Montessori

Đây là phương pháp được xây dựng bởi nhà nghiên cứu Montessori người Ý. Bà đã có những thành công trong việc dạy những đứa trẻ có khiếm khuyết về tâm lý ở trung tâm của mình đạt được kết quả tốt như những đứa trẻ bình thường khác. Từ thành công này bà bắt đầu nghiên cứu sâu hơn và đưa ra phương pháp giảng dạy riêng với các giáo cụ đặc thù. Nội dung phương pháp của bà có các điểm đáng chú ý sau:

  • Ghép các trẻ độ tuổi khác nhau vào cùng một lớp: trẻ sẽ được phân vào lớp theo độ tuổi (từ 0-1 tuổi, 2-3 tuổi, 3-6 tuổi và 6-12 tuổi, 12-15 tuổi) và được hướng dẫn bởi cùng một giáo viên trong suốt thời kỳ. Việc ghép lớp như này hoàn toàn dựa trên xu hướng học tập của trẻ theo giai đoạn đồng thời giúp trẻ học hỏi lẫn nhau nhanh chóng, tăng hiệu quả học hỏi.
  • Nguyên tắc 3 giờ: Montessori cho rằng việc trẻ tự chơi, tự khám phá có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển trí thông minh. Trẻ sẽ tự tìm kiếm và xử lý thông tin dựa trên cảm hứng cá nhân, nó sẽ tốt hơn so với áp đặt các giờ giảng chung cho cả lớp toàn thời gian.
  • Các giáo cụ, hoạt động được thiết kế đặc biệt cho trẻ phát triển toàn diện: độc lập, khám phá, chia sẻ, ra quyết định, yêu cầu, tự kiểm soát, hoàn thiện từ kinh nghiệm, tưởng tượng, làm việc chăm chỉ, tập trung, nỗ lực.
  • Các giai đoạn học hỏi: Giai đoạn 1 là người hướng dẫn giới thiệu khái niệm, bài học,… Giai đoạn 2 là trẻ sẽ tự tìm hiểu, phát triển khái niệm, bài học thông qua kinh nghiệm, sáng tạo, làm việc. Giai đoạn 3 là giai đoạn trẻ làm chủ kiến thức, diễn tả cho người khác, thể hiện khả năng qua bài kiểm tra hoặc biểu hiện trong thực tế.
  • Các bài học được soạn thảo một cách có hệ thống và liên kết với nhau để trẻ được khám phá liên tục và kích thích sự hào hứng
  • Môi trường xung quanh và sự tự lập, tự tìm tòi của trẻ đều quan trọng như nhau
  • Trẻ được phát triển đầy đủ: thể chất, tư duy, kiến thức, quan hệ xã hội, cảm xúc, tính cách

Piaget

Lý thuyết của Piaget tập trung vào nghiên cứu sự phát triển tư duy của trẻ từ đơn giản đến phức tạp. Piaget cho rằng trẻ sẽ hình thành một sơ đồ bao gồm toàn bộ các kiến thức về một chủ thể tư duy nào đó. Sơ đồ này được điều chỉnh liên tục trong quá trình trẻ tiếp nhận các thông tin mới về chủ thể.

Trong quá trình điều chỉnh, trẻ sẽ thông qua các cơ chế tư duy để hoàn thiện sơ đồ thông tin, có 3 cơ chế cơ bản:

  • Đồng nhất: thông tin mới luôn được so sánh với thông tin cũ, khi các điểm tương đồng xuất hiện thì thông tin mới sẽ được sắp xếp vào sơ đồ thông tin phù hợp nhất
  • Điều chỉnh: các thông tin khác biệt sẽ được đánh giá và tạo ra sự điều chỉnh với thông tin cũ hoặc tạo lập nhóm thông tin mới
  • Cân bằng: trẻ em luôn cố gắng đạt được cân bằng giữa 2 cơ chế trên, nó đảm bảo sự bền vững trong phát triển và cũng tạo ra sự thích nghi phù hợp với các giai đoạn, môi trường phát triển khác nhau của trẻ

Trong quá trình phát triển từ bé cho tới trưởng thành, sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển của nhận thức:

  • Sơ sinh (khoảng 2 năm đầu): giai đoạn này trẻ học chủ yếu qua các giác quan, đứa trẻ dần hiểu được mình tách biệt so với môi trường xung quanh. Trẻ hiểu rằng mọi thứ xung quanh vẫn tồn tại dù có thể trẻ không nhìn thấy chúng. Ba mẹ cần tập trung dạy trẻ thông qua giác quan để đạt được hiệu quả
  • Từ khi biết nói đến khoảng 7 tuổi: trẻ bắt đầu biết cách sử dụng ngôn ngữ và biểu tượng để diễn đạt sự vật. Trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ khả năng tưởng tượng trong giai đoạn này. Trẻ thường tiếp nhận thông tin theo cách phù hợp với ý tưởng của mình. Việc giảng dạy phải đề cao tính tưởng tượng sáng tạo của trẻ và không nên quá áp đặt lên tư duy của trẻ.
  • Lớp 1 đến tuổi thiếu niên: trẻ bắt đầu tư duy trừu tượng và phán đoán được thông qua tư duy mà không cần thực tế. Trẻ sẽ thích đặt câu hỏi và việc được giải thích sẽ giúp trẻ quản lý thông tin tốt hơn
  • Vị thành niên: nhận thức đã bước sang giai đoạn mới phức tạp hơn, trẻ có thể đặt ra giả thuyết và tự lập luận. Trẻ có thể phân tích từ nhiều góc độ và khía cạnh hơn. Trẻ có thể tự học.

Vygotsky

Vygotsky nhấn mạnh đến vai trò của người hướng dẫn trong việc nuôi dạy trẻ và nó còn hơn thế nữa với trong hiện đại với các máy móc đóng vai trò thay thế người hướng dẫn. Trẻ hoàn toàn có thể đạt được kết quả tốt hơn so với tự học. 

Erikson

Erikson thừa nhận những điểm cơ bản của lý thuyết về sự phát triển của Freud, nhưng ông không đồng ý với việc Freud cho rằng tính cách của trẻ được hình thành cơ bản khi đủ 5 tuổi. Ông cho rằng con người phát triển trong suốt khoảng thời gian từ khi sinh ra tới khi mất đi. Ông chia cuộc đời người thành 8 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Từ khi mới sinh đến 1 tuổi rưỡi – Mâu thuẫn giữa niềm tin và nghi ngờ. 
  • Giai đoạn 2: Từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi – Mâu thuẫn giữa tự chủ và tự hoài nghi và xấu hổ. 
  • Giai đoạn 3: Từ 3 tuổi đến 6 tuổi – Mâu thuẫn giữa việc tự khởi xướng và mặc cảm thiếu khả năng 
  • Giai đoạn 4: Từ 6 tuổi đến lúc dậy thì 12 tuổi – Mâu thuẫn giữa tài năng và sự tự ti hay mâu thuẫn giữa sự chăm chỉ và sự thấp kém. 
  • Giai đoạn 5: Thanh thiếu niên từ 13 – 20 tuổi – Mâu thuẫn giữa cái chính mình và sự mơ hồ về vai trò bản thân. 
  • Giai đoạn 6: Thanh niên – từ 20 đến 35 Tuổi – mâu thuẫn giữa Gắn bó và Cô lập trong các mối quan hệ hay mâu thuẫn giữa sự thân thiện với sự tách biệt
  • Giai đoạn 7: Trung niên – từ 35 đến 60 tuổi – mâu thuẫn giữa Sáng tạo và đình trệ
  • Giai đoạn 8: Cao niên – từ 60 tuổi trở lên – mâu thuẫn giữa Hoàn thành và Thất vọng

Trong 8 giai đoạn trên đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực, lành mạnh và không lành mạnh. Theo Erikson, hầu hết mọi người đều không đạt được hoàn toàn sự tích cực trong mỗi giai đoạn phát triển của mình.

Fraud

Fraud tập trung vào các bộ phận của tư duy với các quan điểm cốt yếu như sau:

  • Nguồn của cảm hứng là từ tiềm thức
  • Tiềm thức ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi
  • Các sự kiện đầu đời có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình thành tính cách của trẻ
  • Có 3 phần của nhận thức: tiềm thức, ý thức và siêu ý thức
  • Có các cơ chế cụ thể cho việc tiếp nhận thông tin
    • Đẩy các thông tin tiêu cực ra khỏi ý thức
    • Hối tiếc: luôn nghĩ lại thời điểm đầu của vấn đề
    • Điều chỉnh cách thể hiện cảm xúc có thể chấp nhận được
    • Lấy thành công ở giai đoạn này vá cho thất bại giai đoạn khác
    • Hợp lý hóa hành vi của bản thân dù không đúng
    • Trốn chạy khỏi các cảm giác tiêu cực

Arnold Gesell

Di truyền đóng vai trò quan trọng trong phát triển của trẻ

  • Trong các giai đoạn đầu đời thì di truyền đóng vai trò quan trọng nhất
  • Các sự kiện sẽ không có tác động nhiều nếu sự phát triển của trẻ chưa sẵn sàng cho điều đó
  • Các yếu tố định hình quan trọng:
    • Cơ thể, thể chất
    • Cảm xúc, nỗi sợ
    • Giới tính
    • Quan hệ xã hội

Urie Bronfenbrenner

Theo Bronfenbrenner thì tất cả những yếu tố kể trên sẽ được phân thành 5 hệ thống lồng ghép vào nhau:

  1. Hệ Vi mô (microsystem): là hệ thống bố trí nên cuộc sống cá nhân của mỗi đứa trẻ. Gồm: gia đình; những anh chị em, gia đình mở rộng; trường học; hàng xóm thân thiết;…Đây là các mối quan hệ trực tiếp với trẻ và có sự tác động mạnh mẽ trong các giai đoạn phát triển đầu tiên.
  2. Hệ Tương tác (mesosystem): được định nghĩa như sự tương tác giữa các hệ thống vi mô với nhau và kết nối cá nhân trẻ với các bối cảnh bên ngoài. Gồm: các tương tác giữa trải nghiệm trong gia đình với trải nghiệm ở trường học; trải nghiệm trường học với trải nghiệm tôn giáo; các quan hệ với các tiểu hệ thống trong gia đình…Ví dụ, Trẻ em có trải nghiệm về sự bỏ bê của cha mẹ có thể gặp khó khăn trong học tập ở nhà trường; mối quan hệ quá gắn bó với một thành viên trong gia đình có thể là nguyên nhân của sự rối loạn chức năng trong gia đình…
  3. Hệ Ngoại vi (exosystem): các trải nghiệm trong các thiết lập xã hội mà mỗi trẻ em không có vai trò hoạt động nhưng nó có ảnh hưởng đến các cá nhân trong bối cảnh gần gũi với trẻ. Ví dụ, (1) Những trải nghiệm công việc của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống trong gia đình, và đến trẻ chẳng hạn như: nhu cầu đi du lịch, stress trong công việc, áp lực các hóa đơn phải cho trả…; (2) Chính phủ ra những chính sách đầu tư làm công viên, thư viện để tạo môi trường cho hệ vi mô phát triển, từ đó tạo không gian phát triển có lợi cho trẻ.
  4. Hệ Vĩ mô (macrosystem): là những thái độ hay các hệ thống tư tưởng trong nền văn hóa mà cá nhân trẻ đang sinh sống
  5.  Hệ Thời gian (chronosystem): (1) Sắp xếp các sự kiện của môi trường và các thay đổi đặc biệt trong suốt cuộc sống; các tác động bởi thời gian và các giai đoạn phát triển then chốt. (2) Các điều kiện lịch sử – xã hội.
\"\"

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart